Xu hướng và cơ chế xác định học phí giáo dục đại học: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Xu hướng và cơ chế xác định học phí giáo dục đại học: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Bùi Thị Diển dienbt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Đặng Thị Thu Huệ huedtt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Việt Hà nvha@moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tóm tắt: 
Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Do đó, giáo dục ở bậc Đại học có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục cũng như nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực với xu hướng kiểm định chất lượng và tự chủ. Để thực hiện được điều đó, vai trò của nguồn lực tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng. Học phí là nguồn thu chủ yếu tạo ra nguồn lực tài chính của mỗi cơ sở giáo dục đại học ngoài ngân sách nhà nước. Xu hướng tự chủ giáo dục đại học càng đòi hỏi phải có một cơ chế thu, chi học phí phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển chất lượng của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, cơ chế xác định học phí ở các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam trong Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập, cần nghiên cứu để điều chỉnh. Bài viết trình bày xu hướng học phí để cải thiện chất lượng giáo dục đại học cũng như cơ chế xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo đại học ở một số quốc gia trên thế giới, sơ lược thực trạng về cơ chế xác định học phí ở các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho việc xây dựng cơ chế xác định học phí giáo dục đại học ở Việt Nam.
Từ khóa: 
Học phí giáo dục đại học
cơ chế xác định học phí
giá dịch vụ giáo dục đại học
Tham khảo: 

[1] Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về Cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

[2] Amir, A. M., Auzair, S. M., Maelah, R., & Ahmad, A, (2016), Pricing for higher education institutions: a value-based approach, International Journal of Educational Management.

[3] Avlonitis, G.J. and Indounas, K.A, (2005), Pricing objectives and pricing methods in the services sector, Journal of Service Marketing, Vol. 19 No. 1, pp. 47-57.

[4] CNBC, (2019), https://www.cnbc.com/2019/12/13/ cost-of-college-increased-by-more-than-25percent-inthe-last-10-years.html

[5] Dong H., & Wan, X, (2012), Higher education tuition and fees in China: Implications and impacts on affordability and educational equity, Current issues in education, 15(1).

[6] Hemelt, S.W. and Marcotte, D.E, (2011), The impact of tuition increases on enrolment at public colleges and universities, Educational Evaluation and Policy Analysis, Vol. 33 No. 4, pp. 435-457

[7] Huang, W., & Wu, H, (2008), Market Distortion and the Tuition Pricing Mechanism of Higher Education in China, International Education Studies, 1(4), 37-43

[8] LeBlanc, G. and Nguyen, N, (1999), Listening to customer’s voice: examining perceived service value among business college students, International Journal of Education Management, Vol. 13 No. 4, pp. 187-198.

[9] McCaig, C., & Lightfoot, N, (2019), Higher education, widening access and market failure: towards a dual pricing mechanism in England, Social Sciences, 8(10), 268.

[10] Zhu, H. Z., & Lou, S, (2011), Development and reform of higher education in China, Elsevier.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số