Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Vinh

Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Vinh

Lê Thị Tuyết Hạnh hanhfran@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Hoàng Thị Hải Yến hoangthihaiyen6072@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quan điểm của sinh viên sư phạm tiếng Anh về năng lực nghiên cứu khoa học và quá trình phát triển năng lực này trong chương trình đào tạo hiện hành. Nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên 142 sinh viên sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Vinh. Số liệu nghiên cứu thu thập được từ bảng câu hỏi, phỏng vấn và quan sát lớp học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sinh viên sư phạm hiểu được tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa học nhưng không nắm rõ bản chất các thành tố cấu thành của năng lực này. Chính vì vậy, họ đánh giá khá cao năng lực nghiên cứu của mình so với thực tế thực hiện. Bên cạnh đó, bản thân người học được đánh giá là yếu tố chính gây ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lực nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Từ các kết quả nêu trên, bài viết đưa ra các đề xuất để cải thiện và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học, đặc biệt là sinh viên sư phạm.
Từ khóa: 
năng lực
Năng lực nghiên cứu khoa học
sinh viên sư phạm
Nhận thức
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/6/2016), Thông tư Ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.

[2] Mertler, C. A, (2016), Introduction to Educational Research, SAGE.

[3] Prosekov, Y.A.,Morozava,I.S., Filatova, E. V, (2020), A case study of developing research competency in University students, European journal of contemporary education, 9(3), p.592-602.

[4] Trang, N. T, (2019), Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] Hương, N. T. X, (2016), Thực trạng và biện pháp rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, 3, tr.48-50.

[6] Arsmtrong, S.J & Perry, T, (1994), Business school prestige: research versus teaching, Interface, 24(2), p.13-43.

[7] Davidson, Z. E., & Pamerlo, C, (2015), Developing Research Competence in Undergraduate Students through Hands on Learning, Journal of Biomedical education, p.1-9

[8] Lopatina, O. V., et al, (2014), The Technology of Forming the Students’ Research Competence in the Process of Learning a Foreign Language, Asian social science, 11(3), p.152-157.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số