Một số hướng nghiên cứu về kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho sinh viên sư phạm mầm non trong giai đoạn hiện nay

Một số hướng nghiên cứu về kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho sinh viên sư phạm mầm non trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Huyền nthuyen2@daihocthudo.edu.vn Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Số 98 phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi, không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kĩ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi, trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước.Bài báo tập tìm hiểu những công trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo để tìm ra biện pháp phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho sinh viên sư phạm mầm non nhằm nâng cao năng lực, hứng thú và tính sáng tạo của sinh viên.
Từ khóa: 
Hoạt động vui chơi
phát triển kĩ năng
sư phạm mầm non
Tham khảo: 

[1] Paul Hersey, Ken Blanc Hard, (1995), Quản lí nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Cudơmina N.V, (1976), Sơ thảo tâm lí học lao động của người giáo viên, Cục Đào tạo bồi dưỡng Bộ Giáo dục.

[3] Trần Bá Cừ, (2000), Nhận biết người qua hành vi ứng xử, NXB Phụ nữ, Hà Nội

[4] Nguyễn Thị Ngọc Chúc, (1981), Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5] Lê Xuân Hồng,(1996), Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo không cùng độ tuổi, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6] Lê Minh Thuận, (1989), Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách cho trẻ, Hà Nội.

[7] Lê Thị Ánh Tuyết, Phạm Mai Chi và các đồng sự (1999 - 2000), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Vụ Giáo dục Mầm non, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức, (1997), Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, Tóm tắt Luận án Phó tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lí, Hà Nội

[9] Phạm Minh Hạc, (2002), Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội

[10] Kegienchev P.M,(1978), Những nguyên tắc công tác tổ chức, NXB Lao động, Hà Nội.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số