Tổ chức dạy học trải nghiệm học phần Kim loại kiềm ở trường trung học phổ thông

Tổ chức dạy học trải nghiệm học phần Kim loại kiềm ở trường trung học phổ thông

Trương Thị Chinh chinhtruong257@gmail.com Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hữu Chung chungnh@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Dạy học trải nghiệm đã được nhà khoa học David Kolb nghiên cứu về lí luận và thực tiễn đạt nhiều hiệu quả trong giáo dục. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong phát huy tính tích cực, tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp cho học sinh đạt được các mục tiêu của giáo dục ở trường phổ thông là hình thành kiến thức khoa học, kĩ năng sống và phát triển năng lực cốt lõi. Học tập trải nghiệm tiếp cận theo nguyên tắc học đi đôi với hành, học sinh sẽ được học thông qua các hoạt động trải nghiệm để hình thành kiến thức mới. Bài viết trình bày kết quả của việc tổ chức học tập hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại một số trường trung học phổ thông thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình thông qua dạy học trải nghiệm học phần Kim loại kiềm ở trường trung học phổ thông
Từ khóa: 
Hoạt động trải nghiệm
dạy học Hóa học
trung học phổ thông
học tập trải nghiệm
chu trình học tập
nguyên lí học tập trải nghiệm của David Kolb
Tham khảo: 

[1] Mick Healey - Alan Jenkins, (2000), Kolb’s Experiential Learning Theory and Its Application in Geography in Higher Education, Journal of Geography, 99, pp.185- 195.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

[3] Nguyễn Hồng Thuận, (10/2018), Phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở qua trải nghiệm, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 10.

[4] Tưởng Duy Hải, (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thong, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol.61, No.8B, pp.42-48.

[5] David A. Kolb, (2015), Experiential Learning: experience as the source of learning and development.

[6] Quách Nguyễn Bảo Nguyên - Dương Thị Diễm My - Phan Thị Hoa, (8/2019), Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Trái đất và Bầu trời” nhằm phát triển năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 20.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số