Xác định hệ giá trị văn hoá cần hình thành ở học sinh phổ thông trong giai đoạn mới

Xác định hệ giá trị văn hoá cần hình thành ở học sinh phổ thông trong giai đoạn mới

Nguyễn Hồng Thuận hongthuan70@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
“Giá trị” là nền tảng căn bản của nhân cách và làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động của cá nhân và xã hội. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp và sự nảy sinh nhiều yếu tố xã hội mới đang hàng ngày tác động và tạo sự dịch chuyển hệ giá trị xã hội, trong đó nòng cốt là giá trị văn hóa và đạo đức. Để định hướng giá trị tích cực cho thế hệ trẻ, vấn đề mấu chốt trước tiên là phải xác định được hệ giá trị văn hoá cốt lõi cần giáo dục cho học sinh ở nhà trường phổ thông. Từ đó, xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Bài viết tập trung phân tích và đưa ra một số luận điểm căn bản nhằm xác định hệ giá trị văn hoá cốt lõi cần hình thành ở học sinh phổ thông trong bối cảnh mới.
Từ khóa: 
Giá trị
hệ giá trị văn hoá
học sinh phổ thông
Tham khảo: 

[1] Phạm Đỗ Nhật Tiến - Nguyễn Hồng Thuận - Vương Thị Phương Hạnh, (2020), Giáo dục giá trị trong trường phổ thông - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục.

[2] Trần Ngọc Thêm, (2016), Hệ giá trị Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 468, 486 - 491.

[3] Nguyễn Hồng Thuận (chủ biên), (2019), Giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, NXB Khoa học Xã hội

[4] Hồ Chí Minh, (1995), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.171

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số