Tóm tắt:
Bài viết tóm tắt những nét chính về việc thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay đang bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0), nêu lên những đặc điểm cơ bản của các cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo nhiều vấn đề cần phải quan tâm như là: tư duy để đổi mới giáo dục; xây dựng chương trình giáo dục, đào tạo hợp lí phù hợp với yêu cầu của cách mạng 4.0; đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí đảm đương được các nhiệm vụ đổi mới quản lí giáo dục. Từ đó cho thấy sự ảnh hưởng mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp này, đặc biệt là đối với giáo dục và đào tạo. Nó đòi hỏi giáo dục và đào tạo Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ để đào tạo nguồn nhân lực có tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao, năng động và sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tham khảo:
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Công văn số 1891/ BGDĐT-GDĐH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc Cách mạng 4.0.
[2] Chính phủ, (2017), Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
[3] Lê Đăng Doanh, (05/10/2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Cơ hội và thách thức đối với quản lí Nhà nước, Tạp chí Tia sáng, số 19
[4] Klaus Schwab, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Người dịch: Đồng Bích Ngọc, Trần Thị Mỹ Anh.
[5] Nguyễn Cảnh Toàn - Lê Hải Anh, Xây dựng xã hội học tập, Học tập suốt đời và các kĩ năng tự học, NXB Dân Trí.
Tạp chí: