Yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với nội dung dạy học trực tuyến ở trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay

Yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với nội dung dạy học trực tuyến ở trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay

Chu Cẩm Thơ thocc@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Từ những năm cuối của thế kỉ XX, dạy học trực tuyến đã được quan tâm, nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, cùng với các chính sách ứng dụng công nghệ trong dạy học, sự phát triển của các nền tảng lưu truyền dữ liệu, mạng xã hội, các chương trình dạy học trực tuyến ra đời ngày càng nhiều. Giáo dục trực tuyến với ưu điểm: Tài liệu được lưu trữ trên internet giúp cho người học dễ học, dễ tiếp cận; sự hỗ trợ của công nghệ dễ dàng cho phân hóa và chương trình hóa, tạo điều kiện để người học tự học, học chủ động; …Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang sống trong kỉ nguyên số, toàn cầu hóa, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh đòi hỏi dạy học trực tuyến trở thành một phương thức dạy và học dành cho mọi người. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã chính thức công nhận hình thức dạy học trực tuyến trong nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng nội dung dạy học trực tuyến vẫn còn là một vấn đề bị bỏ ngỏ, thực tế nhiều chương trình dạy học trực tuyến đã không được kiểm soát chất lượng cũng như chưa có một yêu cầu đảm bảo chất lượng một cách chính thức nào được ban hành. Tác giả tiến hành một nghiên cứu thực tiễn về nội dung của một số chương trình dạy học trực tuyến, đối sánh với những yêu cầu sư phạm để tìm hiểu: Cần đặt ra những yêu cầu gì cho nội dung dạy học trực tuyến giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay? Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số vấn đề lí luận, thực tiễn về yêu cầu đối với nội dung dạy học trực tuyến trong bối cảnh đổi mới giáo dục và thích ứng với những biến đổi xã hội khác nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Từ khóa: 
dạy học trực tuyến
giáo dục phổ thông
chương trình hóa
Phân hóa
đảm bảo chất lượng nội dung dạy học
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Bá Kim, (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Chu Cẩm Thơ, (2016), Về lớp học thông minh và mô hình dạy học hướng cá nhân trong dạy học môn Toán, Tạp chí Khoa học Giáo dục

[3] Allen, I. E. & Seaman, J., (2003), Sizing the opportunity: The quality and extent of online education in the United States, The Sloan Consortium, Needham, Massachusetts, Retrieved February 12, 2004 from http://www.sloan-c. org.

[4] William Horton, (2012), E-Learing by Design, Pubnished by Pfeiffer.

[5] D. Randy Garrison, Martha Cleveland-Innes, Tak Fung, (2004), Student role adjustment in online communities of inquiry: Model and instrument validation, Journal of Asynchronous Learning Network 8(2):61-74 (DOI: 10.24059/olj. v8i2.1828).

[6] Y. Linda, F. Cornelious, (2004), Ensuring Quality in Online Education Instruction: What Instructors Should Know?, Mississippi State University

[7] Academic Partnerships, (2013), A Guide to Quality in Online Learning.

[8] The International Association for K-12 Online Learning (iNACOL), (2011), National Standards for Quality Online Teaching.

[9] Brent Muirhead, (2000), Interactivity in a Graduate Distance Education School, International Forum of Educational Technology & Society.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số