Tóm tắt:
Giáo dục STEM (STEM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học) không hướng mục tiêu vào đào tạo học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, hay kĩ sư,... mà chủ yếu hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng để có thể làm việc trong lao động, sản xuất ngày nay; có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của thế kỉ mới, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Đổi mới giáo dục theo STEM có thể xem như một cách để thích ứng với xu thế phát triển giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đáp ứng sự phát triển của đất nước. Nhìn chung, chương trình môn Toán của nước ta được xây dựng theo hướng tăng cường thực hành, ứng dụng, gắn kết với thực tiễn, liên môn. Do đó, môn Toán có nhiều cơ hội để có thể dạy học theo hướng STEM.
Tham khảo:
[1] Lê Xuân Quang, (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] IBE: Strengthening STEM Curricula for Girls in Africa and Asia and the Pacific-Phase I, UNESCO, tháng 9 năm 2015.
[3] Phan Đức Chính (tổng chủ biên) - Tôn Thân (chủ biên), (2014), Toán 9, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] http://www.vtc.vn/nha-khoa-hoc-viet-noi-ve-suthan-ky-cua-giao-duc-stem-d...
[5] http://thoibao.today/paper/ky-thu-trong-rau-tre n-chiec-mam-xoay-sieu-khong-lo-1142487.
Tạp chí: