Thực trạng hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại gia đình

Thực trạng hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại gia đình

Trịnh Thị Thu Thanh thanhttt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết mô tả thực trạng hỗ trợ 25 trẻ khiếm thị đa tật từ 3 đến 9 tuổi tại nhà của các gia đình có trẻ khiếm thị đa tật trên địa bàn Hà Nội với các thông tin về đặc điểm, mức độ khó khăn và mức độ tham gia các hoạt động tại gia đình của trẻ. Kết quả cho thấy, 44% trẻ khiếm thị đa tật đã từng đi học nhưng hiện giờ nghỉ ở nhà và 24% trẻ chưa từng đi học; 60% trẻ có thể tham gia một cách bắt buộc có hỗ trợ vào các hoạt động của gia đình, và 24% trẻ hoàn toàn không tham gia các hoạt động tại gia đình. Bài viết cũng trình bày nội dung, hình thức hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại nhà cùng với những thuận lợi và khó khăn của cha mẹ, người chăm sóc khi tiến hành hỗ trợ trẻ. Từ thực trạng hỗ trợ trẻ khiếm thị đa tật tại nhà, tác giả đề xuất các gợi ý nâng cao hiệu quả hoạt động này như xây dựng mạng lưới gia đình có trẻ em khiếm thị đa tật, chia sẻ kiến thức kĩ năng hỗ trợ trẻ tại gia đình, xây dựng tài liệu dành cho cha mẹ, người chăm sóc.
Từ khóa: 
Children with visual impairments and multiple disabilities
support
education approach
level of participation
Tham khảo: 

[1] Tổng cục Thống kê, (2018), Việt Nam - Điều tra Quốc gia về Người khuyết tật năm 2016, NXB Thống kê.

[2] Van Le Nga, (2016), Education for all children with visual and multiple disabilities in Vietnam, The international council for education of people with visual impairment.

[3] Nguyễn Đức Minh, (2008), Giáo dục trẻ khiếm thị, NXB Giáo dục.

[4] Sacks, S. Z., & Silberman, R. K, (1998), Educating students who have visual impairments with other disabilities. Paul H. Brookes Publishing Co., PO Box 10624, Baltimore, MD 21285-0624; World Wide Web: http://www. pbrookes. com.

[5] Phạm Minh Mục - Trần Thu Giang, (2012), Phát triển giao tiếp cho trẻ khiếm thị đa tật, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 80, tr.43-46.

[6] Trịnh Thị Thu Thanh, Nguyễn Thị Hằng, (4/2021), Mù điếc và hội chứng rối loạn phổ tự kỉ: Những đặc điểm giống nhau - Sự tương đồng trong phương pháp giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 40, tr.47-51.

[7] Nguyễn Thị Thắm, (2017), Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khiếm thị đa tật, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 62, Issue 9AB, tr.173- 180.

[8] Nguyễn Thị Thắm, (2018), Đặc điểm kĩ năng giao tiếp của trẻ khiếm thị đa tật và một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp, Tạp chí Khoa học, Trường Đại hoc Sư phạm Hà Nội, ISBN 2354 - 1075 - Volume 63, Issue 9AB, tr.348 – 357.

[9] Sacks S.Z & Zatta, M.C, (2016), Keys to Educational Success: Teaching Students with Visual Impairments and Multiple Disabilities, AFB Press

Tạp chí: 

Bài viết cùng số