Sử dụng công nghệ hỗ trợ trong giáo dục cho trẻ khiếm thị

Sử dụng công nghệ hỗ trợ trong giáo dục cho trẻ khiếm thị

Trịnh Thị Thu Thanh thanhttt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Văng vangtt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hằng hangnt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết phân loại công nghệ hỗ trợ cho trẻ khiếm thị thành bảy nhóm dựa vào hoạt động ở trường học, bao gồm công nghệ hỗ trợ cho việc đọc, viết, toán, khoa học, di chuyển, vui chơi giải trí và cuộc sống hàng ngày. Các lưu ý khi lựa chọn và sử dụng công nghệ hỗ trợ cho trẻ khiếm thị liên quan đến khả năng, nhu cầu của trẻ, sự phối hợp đa ngành và sự đánh giá liên tục quá trình sử dụng công nghệ hỗ trợ. Bài viết cũng tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng công nghệ hỗ trợ của 30 trẻ khiếm thị học Tiểu học tại Hà Nội. Kết quả khảo sát chỉ ra tỉ lệ trẻ khiếm thị được tiếp cận và sử dụng công nghệ rất thấp, đặc biệt là sử dụng các công nghệ hỗ trợ cao. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hỗ trợ trong giáo dục cho học sinh khiếm thị bao gồm xây dựng danh sách các công nghệ hỗ trợ tối thiểu trong các trường học, trung tâm; đưa mục tiêu sử dụng công nghệ hỗ trợ vào kế hoạch giáo dục cá nhân; tăng cường số lượng các công nghệ hỗ trợ; chuẩn bị cho giáo viên về nhận thức, kĩ năng sử dụng công nghệ hỗ trợ cũng như phối hợp các ngành Y tế, Giáo dục trong chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng có sử dụng công nghệ hỗ trợ
Từ khóa: 
Công nghệ hỗ trợ
trẻ khiếm thị
Giáo dục
Tham khảo: 

[1] Quốc hội, (2016), Luật Trẻ em.

[2] Nguyễn Đức Minh, (2008), Giáo dục trẻ khiếm thị, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Quốc hội, (2010), Luật Người khuyết tật Việt Nam.

[4] World Health Organization, (2017), Priority Assistive Products List, Geneva: World Health Organization

[5] World Health Organization, (2016), Global Cooperation on Assistive Technology (GATE), Geneva: World Health Organization

[6] Hội Người mù Việt Nam, (2020), Báo cáo Đại hội Thi đua yêu nước, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[7] G. E. Lancioni and N. N. Singh, (2014), Assistive Technologies for People with Diverse Abilities, In Austin M. Mulloy, Cindy Gevarter, Megan Hopkins, Kevin S. Sutherland and Sathiyaprakash T. Ramdoss, Assistive Technology for Students with Visual Impairments and Blindness, Autism and Child Psychopathology Series, DOI: 10.1007/978-1-4899-8029-8_5.

[8] Suraj Singh Senjam, Allen Foster & Covadonga Bascara, (2020), Assistive Technology for Visual Impairment and Trainers at Schools for the Blind in Delhi, Assistive Technology Journal, DOI: 10.1080/10400435.2020.1839144.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số