Thực trạng phát triển chương trình tiền học đường cho trẻ khuyết tật nhìn Việt Nam

Thực trạng phát triển chương trình tiền học đường cho trẻ khuyết tật nhìn Việt Nam

Trần Thị Văng vangtt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Minh Mục mucpm@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Trịnh Thị Thu Thanh thanhttt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hằng hangnt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển chương trình tiền học đường cho trẻ khuyết tật nhìn chuẩn bị vào lớp 1 tại một số trường hòa nhập và chuyên biệt của một số tỉnh/thành. Các phát hiện chính liên quan đến: 1) Kĩ năng tiền học đường của trẻ khuyết tật nhìn hiện nay bao gồm các nhóm kĩ năng: Kĩ năng tiền đọc - tiền viết - tiền tính toán; Kĩ năng giao tiếp và tương tác xã hội; Kĩ năng lao động tự phục vụ; Kĩ năng định hướng di chuyển; Kĩ năng sử dụng đa giác quan; Kĩ năng sử dụng thiết bị hỗ trợ; 2) Thực trạng phát triển chương trình tiền học đường với các vấn đề: Căn cứ phát triển chương trình, nội dung chương trình, triển khai, đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng. Các nội dung trên được khảo sát thông qua việc sử dụng phiếu đánh giá kĩ năng tiền học đường dành cho trẻ và phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lí, giáo viên. Đánh giá thực trạng chỉ ra rằng chương trình tiền học đường đã đang thực hiện nhưng chưa có một định hướng chung, các trường xây dựng chương trình một cách tự phát dựa trên chương trình mầm non hoặc chương trình tiểu học do đó, việc cần thiết phải phát triển một khung chương trình tiền học đường để giáo viên có định hướng phát triển chương trình nhà trường và xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp giúp trẻ chuẩn bị vào lớp một hiệu quả.
Từ khóa: 
Chương trình tiền học đường
khuyết tật nhìn
trẻ khuyết tật nhìn
thực trạng phát triển chương trình.
Tham khảo: 

[1] Quốc hội, (2016), Luật Trẻ em.

[2] Báo cáo Điều tra người khuyết tật, (2018), NXB Tổng cục Thống kê.

[3] Nguyễn Văn Hường, (1986), Tìm hiểu hình thức giáo dục hòa nhập cho trẻ em mù và nhìn kém, Thông tin Khoa học Giáo dục , tr.74 - 76

[4] Nguyễn Văn Hường, (2008), Những hiểu biết cần có ở giáo viên phổ thông để giảm bớt khó khăn cho học sinh nhìn kém, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tr.41- 43.

[5] Nguyễn Đức Minh, (2008), Giáo dục trẻ khiếm thị, NXB Giáo dục.

[6] Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

[7] Quốc hội, (2010), Luật Người khuyết tật Việt Nam.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số