GIÁO DỤC KHOA CỬ NHO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI THỜI LÊ THÁNH TÔNG

GIÁO DỤC KHOA CỬ NHO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI THỜI LÊ THÁNH TÔNG

NGUYỄN THỊ THANH VÂN ntvan2002hn@yahoo.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt: 
Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, chăm học, cần mẫn và có tài trong công việc triều chính. Lê Thánh Tông đóng vai trò quan trọng đưa đất nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XV vào thế ổn định, có kỉ cương, luật pháp. Ông không chỉ là một nhà vua giỏi, nhà chính trị tài ba, giữ vị trí hàng đầu trong công cuộc xây dựng, củng cố nhà nước phong kiến Việt Nam mà còn là một nhà văn hóa lớn của dân tộc; nhà văn, nhà thơ tài năng, có công lao to lớn trong công cuộc giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong sự nghiệp chính trị của mình, Lê Thánh Tông là người đã đưa giáo dục thành nề nếp, quy củ và lấy đỗ trên 500 vị tiến sĩ - một kỉ lục chưa từng thấy dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Tác giả bài viết đề cập đến giáo dục khoa cử Nho học và những chính sách thu hút nhân tài thời Lê Thánh Tông.
Từ khóa: 
Education
Confucianism
policies
attraction
talented persons
Lê Thánh Tông
Tham khảo: 

[1] Phan Huy Chú, (2014), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.206.

[2] Lê Quý Đôn, (1997), Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.221, tr.221.

[3] Ngô Sĩ Liên, (1985), Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.392.

[4] Nguyễn Văn Thịnh, (1996), Bước đầu tìm hiểu văn chương khoa cử thời Lê Sơ, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Văn bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, (1978), in trong Tuyển tập văn bia Hà Nội, Thân Nhân Trung soạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.96.

[6] Viện sử học, (2013), Quốc triều hình luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.102.

Bài viết cùng số