Tóm tắt:
Đào tạo tín chỉ là phương thức đào tạo lấy người học làm trung tâm, sinh viên có thể chủ động trong việc lập và quản lí việc học phù hợp với điều kiện cũng như năng lực của bản thân. Thông qua khảo sát nghiên cứu tỉ lệ sinh viên sư phạm Sinh đã áp dụng các hoạt động tự học theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Quảng Bình cho thấy, sự thay đổi tích cực về học lực của sinh viên trước vào sau khi áp dụng các phương pháp tự học phù hợp đã giúp sinh viên nắm bắt kiến thức tốt hơn và việc học đạt hiệu quả hơn. Biện pháp hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt hoạt động tự học là yêu cầu cấp thiết đối với giảng viên trong quá trình đổi mới dạy và học ở đại học hiện nay để kích thích sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập và nâng cao nhận thức, vai trò của bản thân trong việc rèn luyện kĩ năng tự học. Để đạt được điều này, cần phải có sự thay đổi và phối hợp chặt chẽ từ sinh viên, giảng viên và nhà trường.
Tham khảo:
[1] Đào Ngọc Cảnh - Huỳnh Văn Đà, (2012), Nâng cao tính chủ động của sinh viên - Giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ
[2] Đoàn Thị Ngọc Trang, (2010), Thực trạng sinh viên áp dụng phương pháp tự học theo học chế tín chỉ tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
[3] Phan Thúy Vân, (2011), Một số vấn đề trong việc hướng dẫn sinh viên tự học tự nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị.
[4] Hoàng Văn Vân, (2010), Phương thức đào tạo theo tín chỉ, bản chất, hàm ý cho việc dạy - học cho phương pháp đào tạo ở bậc Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tạp chí: