BỐN CẤP ĐỘ TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI HỌC - NGƯỜI HỌC TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC

BỐN CẤP ĐỘ TƯƠNG TÁC GIỮA NGƯỜI HỌC - NGƯỜI HỌC TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC

TẠ QUANG TUẤN tuanresearchedu@yahoo.com.vn Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ
Tóm tắt: 
Xu hướng phát triển của xã hội hiện đại đòi hỏi đội ngũ học viên đại học sau khi tốt nghiệp không chỉ có năng lực nghề nghiệp mà còn phải có năng lực thích ứng. Việc tổ chức dạy học dựa vào tương tác người học - người học ở đại học giúp người học chủ động, tích cực, chia sẻ, trao đổi, học tập lẫn nhau và tương tác trong nhiều vai trò khác nhau. Bài viết này đề cập về bản chất của dạy học dựa vào tương tác người học - người học; phân tích tổng thể bốn cấp độ tương tác giữa người học với nhau trong học tập ở đại học, làm cơ sở để hình thành các cấp độ nhận thức khác nhau cũng như các kĩ năng và thái độ tương ứng trong học tập. Trong xu hướng đào tạo theo tín chỉ phổ biến ở đại học hiện nay, việc áp dụng bốn cấp độ tương tác giúp người dạy thiết kế được các mục tiêu học tập theo tín chỉ, đồng thời thiết kế các hoạt động học tập của người học nhằm kiểm soát và đánh giá năng lực học tập độc lập và phối hợp của người học trong môi trường học tập khác nhau.
Từ khóa: 
Teaching organization
universities
interactive process
Tham khảo: 

[1] Micheal G. More, (1994), Autonomy and Interdependence, The American Journal of Distance Education, Volume 8, Number 2.

[2] Tạ Quang Tuấn (chủ biên), (2016), Tổ chức dạy học dựa vào tương tác người học - người học ở đại học, NXB Giáo dục Việt Nam.

Bài viết cùng số