Tóm tắt:
Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực người học. Việc phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm góp phần vào việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo. Mô hình học tập trải nghiệm giúp người học hình thành được các kĩ năng làm việc sau này như: Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng nghiên cứu tài liệu, báo cáo thuyết trình, chia sẻ ý kiến, hình thành và rèn luyện năng lực nghề nghiệp. Qua đó, các trường sư phạm áp dụng mô hình này trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo trong nhà trường nhằm đào tạo những người giáo viên năng động, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Tham khảo:
[1] Trần Bá Hoành, (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Đặng Thành Hưng, (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận - Biện pháp kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Đặng Thành Hưng, (2005), Tương tác và hoạt động thầy trò trên lớp học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[4] Phan Trọng Ngọ, (2002), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Giáo dục
[5] Tổng cục Dạy nghề, (2004), Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học - Đào tạo mở rộng, Dự án GDKT&DN, Hà Nội.
[6] Tổng cục Dạy nghề, (2010), Tài liệu hướng dẫn khóa đào tạo giáo viên dạy nghề theo năng lực thực hiện - TTC, Hà Nội.
Tạp chí: