Tóm tắt:
Nhu cầu phát triển và xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi nước ta phải nhanh chóng hình thành một nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhằm thỏa mãn nhu cầu này, nước ta cần phải đầu tư tài chính cho các trường đại học để mỗi năm cho sinh viên ra nước ngoài du học hoặc phát triển đa dạng các mô hình đào tạo đại học. Bài viết trình bày về các hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học cũng như đề xuất một số mô hình giáo dục đại học gắn với yêu cầu phát triển và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay như: Mô hình kết hợp 3 yếu tố trong đào tạo đại học; Mô hình Viện đại học; Mô hình đại học phi lợi nhuận; Mô hình trường đại học trong tập đoàn; Mô hình trường đại học có các doanh nghiệp; Mô hình trường đại học liên kết với các doanh nghiệp.
Tham khảo:
[1] Phùng Xuân Nhạ, (2008), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
[2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động.
[3] Nguyễn Đình Luận, (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tào nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị.
[4] Phạm Duy Nghĩa, Đa dạng hóa loại hình đại học - một số góp ý xây dựng Luật Giáo dục Đại học.
[5] Phạm Bá Phong, (2014), Bàn về quan hệ hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực
[6] Trần Anh Tài, (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp.
Tạp chí: