CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VAI TRÒ, SỨ MẠNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ VAI TRÒ, SỨ MẠNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

TRẦN KHÁNH ĐỨC kduc1954@yahoo.com Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Giáo sư thỉnh giảng Đại học Hiroshima - Nhật Bản
Tóm tắt: 
Bài viết tập trung phân tích: Nguồn gốc, quá trình phát triển và các đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); Vai trò và sứ mạng của các trường đại học khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội hiện đại. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá những đặc điểm, cấu trúc của đội ngũ nhân lực trong các giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Theo tác giả bài viết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng chủ đạo là “số hóa” và dựa trên những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang làm thay đổi nhanh chóng mọi diện mạo của đời sống kinh tế, xã hội của các quốc gia.Trong tiến trình đó, vai trò, vị thế của các trường đại học nói chung và các trường đại học khoa học và công nghệ nói riêng trong đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao ngày càng được đề cao để thực sự trở thành đầu tàu cho quá trình phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Từ khóa: 
Industrial renovation 4.0
technical education
knowledge-based economy
university
high quality manpower
Tham khảo: 

[1] Anwin Toffler, (1992), Làn sóng thứ ba, NXB Thông tin lí luận, Hà Nội.

[2] Rowan Gibson, (2004), Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ.

[3] Peter Druker (2003), Những thách thức của quản lí trong thế kỉ XXI, NXB Trẻ.

[4] WB, (1998), Tri thức cho phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[5] Đặng Hữu, (2001), Phát triển kinh tế tri thức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] Trần Khánh Đức, (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7] Dan senor & Saul Singer, (2015), Quốc gia khởi nghiệp, NXB Thế giới, Hà Nội

[8] Đặng Mộng Lân và Lê Minh Triết, (1998), Công nghệ thế giới đầu thế kỉ XXI, NXB Trẻ.

Bài viết cùng số