THỰC TRẠNG KĨ NĂNG NHẬN DIỆN TÁC NHÂN GÂY STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THỰC TRẠNG KĨ NĂNG NHẬN DIỆN TÁC NHÂN GÂY STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ VĂN ĐOẠT dvdoat@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: 
Kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress là một kĩ năng thành phần để ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo học chế tín chỉ. Trên cơ sở thao tác hóa khái niệm, bài viết làm rõ thực trạng kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo học chế tín chỉ. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 503 sinh viên đại học sư phạm ở TP. Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy: kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo học chế tín chỉ được đánh giá ở mức trung bình; có sự khác biệt cơ bản về mức độ kĩ năng này giữa các nhóm sinh viên theo địa bàn và theo năm học; có mối tương quan khá chặt giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo học chế tín chỉ. Đây là cơ sở thực tiễn cho các biện pháp cải thiện kĩ năng để nâng cao chất lượng hoạt động học tập theo học chế tín chỉ.
Từ khóa: 
Stress
credit
student
pedagogical university
Tham khảo: 

[1] Kumarmahi, (2007), Stress coping skills, Inc

[2] Terry D.J, (1991), Coping resourrces and situational appraisal as predictors of coping behavior, Personality and individual differences, Vol.12, Issue 10.

[3] Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, (1998), Tâm lí học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4] Nguyễn Hữu Thụ, (2009), Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

[5] Lazarus và Folkman, (1984), Stress, appraisal, and coping, NY.

Bài viết cùng số