DẠY HỌC CA DAO TÍCH HỢP VỚI DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

DẠY HỌC CA DAO TÍCH HỢP VỚI DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGUYỄN THỊ HẰNG hangbg2311@gmail.com Trung tâm Giáo dục thường xuyên Lương Tài, Bắc Ninh
Tóm tắt: 
Ca dao vốn là thể loại văn học dân gian mang đặc trưng diễn xướng. Ca dao được sáng tác chủ yếu để hát, để ngâm, để hò, để ru, để thực hành nghi lễ... Khắp ba miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước Việt Nam, đâu đâu cũng có làn điệu dân ca đặc trưng, độc đáo...Ca dao có mối liên hệ chặt chẽ với dân ca, trong đó có Quan họ. Việc dạy học ca dao ở trung học phổ thông tích hợp với Quan họ là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, học sinh được nâng cao vốn văn hóa truyền thống quê hương. Thứ hai, học sinh được hình thành và phát triển toàn diện về tri thức, đạo đức, năng lực đặc biệt là năng lực cảm thụ ca dao - Quan họ. Thứ ba, học sinh được phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật kịp thời. Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, bài viết đề xuất hai hình thức dạy học cơ bản: tìm ca dao trong Quan họ và hát Quan họ từ ca dao. Những hình thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.
Từ khóa: 
Teaching of folk poems
“Quan họ” folk songs
traditional culture
upper secondary school
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thị Hằng, (2016), Dạy học ca dao theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 391.

[2] Nguyễn Thị Hằng, (2016), Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao ở trung học phổ thông, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 10 tháng 10, năm 2016.

[3] Nguyễn Xuân Kính, (2001), Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), NXB Văn hoá Thông tin.

[4] Nhóm tác giả Nguyễn Văn Phú, (1962), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, NXB Văn hóa.

[5] Nhóm tác giả Trần Linh Quý, (1997), Tìm hiểu dân ca Quan họ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Bài viết cùng số