Thực trạng giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở Tiểu học

Thực trạng giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở Tiểu học

Đỗ Thị Thảo thaodt@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hoa nguyenthihoa2983@yahoo.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Tăng động giảm chú ý được biết đến là một rối loạn có liên quan đến những khó khăn về mặt hành vi, đây được xem là những hạn chế cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học hòa nhập của các em. Bài viết tiến hành lấy ý kiến của 144 giáo viên dạy tiểu học hòa nhập và 140 cha mẹ học sinh tăng động giảm chú ý nhằm khảo sát thực trạng việc giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý. Kết quả thu được như sau: Phần lớn các giáo viên và cha mẹ đã nhận thức và thực hiện được một số nội dung giáo dục hành vi cơ bản, trong đó đẩy mạnh việc giáo dục kĩ năng học tập. Đa số giáo viên và cha mẹ đã bước đầu thực hiện các phương pháp giáo dục và đạt một số hiệu quả nhất định; các giáo viên đã lựa chọn, sử dụng các hình biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp và mang lại những kết quả khả quan trong quá trình giáo dục. Các giáo viên và cha mẹ đã tiến hành sử dụng nhiều phương tiện đa dạng, kết hợp linh hoạt trong quá trình giáo dục. Bài viết cũng đưa ra một số bàn luận và gợi ý các biện pháp giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại một số điểm hạn chế về số lượng khách thể, quá trình khảo sát, xử lí số liệu gặp nhiều khó khăn, đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi tiến hành trong những nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: 
Giáo dục hành vi
hòa nhập
học sinh tăng động giảm chú ý
Thực trạng
Tiểu học
Tham khảo: 

[1] American Psychiatric Association, (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Washington, DC: American Psychiatric Association.

[2] Sayal, K., Prasad, V., Daley, D., Ford, T., & Coghill, D, (2018), ADHD in children and young people: prevalence, care pathways, and service provision, The Lancet Psychiatry, 5(2), p.175-186.

[3] Felt, B. T., Biermann, B., Christner, J. G., Kochhar, P., & Van Harrison, R, (2014), Diagnosis and management of ADHD in children, American Family Physician, 90(7), p.456-464

[4] Keen, D., & Hadjikoumi, I, (2011), ADHD in children and adolescents, BMJ clinical evidence.

[5] Holmes, J., Gathercole, S. E., Place, M., Alloway, T. P., Elliott, J. G., & Hilton, K. A, (2010), The diagnostic utility of executive function assessments in the identification of ADHD in children, Child and Adolescent Mental Health, 15(1), p.37-43

[6] Castellanos, F.X., Sonuga-Barke, E.J.S., Milham, M.P., & Tannock, R, (2006), Characterizing cognition in ADHD: Beyond executive dysfunction, Trends in Cognitive Sciences, 10, p.117–123.

[7] Martinussen, R., Hayden, J., Hogg-Johnson, S., & Tannock, R, (2005), A meta-analysis of working memory impairments in children attention-deficit/ hyperactivity disorder,Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 44, p.377–384

[8] Nigg, J.T, (2001), Is ADHD a disinhibitory disorder? Psychological Bulletin, 127, p.571–598.

[9] Webb, J. T., & Latimer, D, (1993), ADHD and Children Who Are Gifted, ERIC Digest.

[10] Feldman, M. E., Charach, A., & Bélanger, S. A, (2018), ADHD in children and youth: part 2 treatment, Paediatrics & child health, 23(7), p.462-472.

[11] Mojgan Khademi et al, (2016), Knowledge and Attitude of Primary School Teachers in Tehran/Iran towards ADHD and SLD, Global Journal of Health Science, Vol. 8, No. 12, p.141-151.

[12] Topkin, Roman, Mwaba, (2015), Attention Deficit Disorder (ADHD): Primary school teachers’ knowledge of symptoms, treatment and managing classroom behaviour, South African Journal of Education, Volume 35, Number 2, p.1-8

[13] Nguyễn Thị Vân Thanh, (2010), Đặc điểm tâm lí tâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý, Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Tâm lí học.

[14] Hoàng Phê, (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[15] Bacon, D. R., Sauer, P. L., & Young, M, (1995), Composite reliability in structural equations modeling, Educational and psychological measurement, 55(3), p.394-406.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số