Tóm tắt:
Mục tiêu của giáo dục công dân toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức, ý thức xã hội và hành vi của người học trở thành công dân toàn cầu để đóng góp trong xã hội toàn cầu công bằng, an toàn, khoan dung và hòa bình. Bản chất của giáo dục công dân toàn cầu cần đảm bảo được các đặc trưng: Bảo vệ chân giá trị con người; Đảm bảo quyền con người; Phụ thuộc giữa địa phương và toàn cầu; Đa dạng và đồng nhất; Dân chủ và đối thoại; Giáo dục phát triển các kĩ năng tình cảm - xã hội. Để thực hiện thành công giáo dục công dân toàn cầu, hệ thống giáo dục cần thay đổi đến tận khi cơ sở giáo dục/nhà trường và các tổ chức giáo dục liên quan tự nó trở thành cộng đồng học tập và có sự tham dự của người học, người dạy, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội...
Tham khảo:
[1] Oxfam, (2015), Education for global citizenship: A guide for schools, Oxfam
[2] Nguyễn Tiến Hùng, Giáo dục công dân toàn cầu, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 130, tháng 7 năm 2016, tr.3-5.
[3] Unesco, (2015), Global citizenship education: Topics and learning objectives
[4] Galiero, M., Grech, W. & Kalweit, D., (2009), Global Citizenship Education: The school as a foundation for a fair world, The Conectando Mundos Consortium.
[5] Guo, L., (2014), Preparing Teachers to Educate for 21st Century Global Citizenship: Envisioning and Enacting, Journal of Global Citizenship & Equity Education, Volume 4 Number 1 - 2014 journals.sfu.ca/jgcee.
Tạp chí: