VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI MÃ VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN MỚI

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI MÃ VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN MỚI

ĐỖ NGỌC THỐNG thongdongoc@yahoo.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết đề cập đến vấn đề tiếp nhận và giải mã văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn mới. Trong bài, tác giả phân tích: 1/ Xu thế và quan niệm quốc tế về đọc hiểu văn bản; 2/ Định hướng và yêu cầu về đọc hiểu của chương trình Ngữ văn mới. Theo tác giả bài viết, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung môn Ngữ văn được phân chia theo hai giai đoạn, đó là giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản trong nhà trường gồm: hiểu nội dung văn bản; hiểu hình thức thể hiện; vận dụng, liên hệ, so sánh ngoài văn bản. Trong văn bản văn học, ngữ liệu cho tất cả các lớp đều phải có văn bản tự sự và văn bản trữ tình. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Thời gian để dạy học một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của văn bản để giáo viên có thể giúp học sinh tiếp cận đầy đủ văn bản, học sinh có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học
Từ khóa: 
Text
literary text
text reading comprehension
New Philology curriculum
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Dự thảo chương trình môn Ngữ văn

[3] CCSSO and NGA-USA,(2010), Common Core State Standards for English Language Arts, Literacyin History/ Social Studies, Science, and Technical Subjects.

[4] M. Dougal, (2010), Literature for grade 6 - 12.

Bài viết cùng số