NGÀNH HỌC SƯ PHẠM VÀ KHOA HỌC GIÁO DỤC GIÁO VIÊN

NGÀNH HỌC SƯ PHẠM VÀ KHOA HỌC GIÁO DỤC GIÁO VIÊN

PHAN TRỌNG NGỌ ngotamly@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: 
Bài viết đề cập tới Ngành học sư phạm và Khoa học giáo dục giáo viên ở nước ta về tổ chức bộ máy quản lí nghiên cứu và triển khai nghiên cứu. Theo đó, Khoa học giáo dục giáo viên là khoa học nghiên cứu về dạy học và giáo dục trong nhà trường và nghiên cứu quá trình giáo dục cá nhân thành nhà giáo dục. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, Khoa học giáo dục giáo viên gặp nhiều khó khăn, bắt nguồn từ nhận thức, tổ chức bộ máy quản lí, đầu tư nghiên cứu cũng như ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục giáo viên. Giải pháp tiên quyết là thay đổi nhận thức, đi liền với cấu trúc lại hệ thống sư phạm cũng như đầu tư nghiên cứu khoa học giáo dục giáo viên trên cơ sở xây dựng và phát triển mạnh mẽ các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu sư phạm trong các trường đại học sư phạm.
Từ khóa: 
pedagogy
educational science
Teacher
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2010), Nỗ lực “cán đích” đúng hạn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[3] Bộ Giáo dục và ĐT, (2006), 60 năm Ngành học sư phạm Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4] Trần Bá Hoành, (2006), Vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, (1946), Sắc lệnh số 194 về việc thành lập Ngành học sư phạm.

[6] Phạm Đỗ Nhật Tiến, (2013), Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

[7] Nghiêm Đình Vỳ - Phạm Đỗ Nhật Tiến, (2016), Cải cách giáo dục, một số vấn đề chung và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8] Nguyễn Thị Bình, (2011), Khoa học sư phạm và giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên phổ thông, Kỉ yếu hội thảo Khoa học sư phạm trong chiến lược đào tạo giáo viên - yếu tố căn bản của đổi mới giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[9] ILO/UNESCO, (1966), Vị thế nhà giáo, Bản tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, (2012).

[10] Jacques Delors, (2003), Học tập, một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11] Bộ Khoa học và Công nghệ, (2015), Quyết định số 888/QĐ-BKHCN phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Mã số: KHGD/16-20.

Bài viết cùng số