Tóm tắt:
Năng lực dạy học là một bộ phận cấu thành của năng lực sư phạm của giáo viên. Việc phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học ngành Sư phạm Toán cần được phát triển qua các hoạt động trong nhà trường sư phạm: Đối với việc dạy học các môn Toán cơ bản và nghiệp vụ; Đối với các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Đối với các hoạt động thực tập sư phạm tập trung; Đối với các hoạt động khác như sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề và thi nghiệp vụ sư phạm. Qua đó, năng lực dạy học Toán của giáo viên góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh: Năng lực tư duy với các thao tác chủ yếu; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực mô hình hóa Toán học; Năng lực giao tiếp; Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán; NL học tập độc lập với phương pháp phù hợp.
Tham khảo:
[1] Đặng Thành Hưng, (2005), Quan niệm về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục, Hội thảo Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, tr.12.
[2] Hội nghị Bộ trưởng văn hoá giáo dục (KMK), (16/12/2004), Thoả thuận về Chuẩn đào tạo giáo viên - Khoa học giáo dục.
[3] Professional Standards for Queensland Teachers, (07/2005).
[4] Chương II quy định về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học của Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về việc Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
[5] Đặng Thành Hưng, (2005), Quan niệm về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục, Hội thảo Chuẩn và Chuẩn hóa trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, tr.15.
Tạp chí: