Tóm tắt:
Dạy nghề đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của lực lượng lao động nữ, tạo cơ hội tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo và nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là vùng lõm về giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, đặc biệt là trình độ dân trí của phụ nữ dân tộc thiểu số. Nghiên cứu giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho phụ nữ ngày càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Nghiên cứu phát triển mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số có ảnh hưởng tích cực giảm thiểu mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục, tỉ lệ nữ được học nghề tăng lên. Khi trình độ, nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, đồng nghĩa với việc số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ có tác động tích cực thông qua sự dạy dỗ của người mẹ, bên cạnh đó người phụ nữ còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở mỗi gia đình.
Tham khảo:
[1] Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kì 2011-2020.
[2] Dollar & Gatti, (1999), Gender Inequality, Income, andGrowth: Are Good Times Goodfor Women?
[3] King - Klasen và Porter, (2008), Women and Development.
Tạp chí: