NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

PHAN TRỌNG NGỌ ngotamli@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
LÊ MINH NGUYỆT nguyet.daihocsupham@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: 
Bài viết đề cập tới năng lực sư phạm, khung năng lực sư phạm của giáo viên trung học gồm 6 nhóm năng lực với 40 tiêu chí, đồng thời cũng khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên trung học hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy, năng lực sư phạm của giáo viên được khảo sát đạt mức trung bình ở cả 6 nhóm năng lực thành phần. Tuy một số năng lực hoạt động sư phạm đạt mức tương đối cao nhưng năng lực thể hiện vai trò giáo dục, năng lực cốt lõi, năng lực thiết kế và tư vấn phát triển nhân cách học sinh còn đạt mức thấp. Năng lực sư phạm của giáo viên trung học chịu tác động mạnh bởi các yếu tố: Sự nỗ lực của bản thân; Kinh nghiệm tích lũy trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh; Tổ chức hoạt động chuyên môn, chính sách của nhà trường, ngành Giáo dục; Các phong trào thi đua dạy và học; Sự hợp tác từ phía học sinh, phụ huynh và cộng đồng; Cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo
Từ khóa: 
competence
pedagogical capacity
Teacher
secondary school
Tham khảo: 

[1] Kerka, S., (2001), Competency-based education and training, ERIC Clearinghouse on Adult, Career and Vocational Education, Columbus, OHIO.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Chương trình giáo dục phổ thông mới (dự thảo).

[4] Dubois. D & Rothwell. W., (2004), CompetencyBased Human Resuorce Management: Discover a New System for Unleashing the Productive Power of Exemplay performers, Nicolas Brealey Publishing.

[5] Boyatzis R.E., (1982), The competence manager, New York: Jonh Wiley and Sons Inc.

[6] Phan Trọng Ngọ - Lê Minh Nguyệt, Khung năng lực sư phạm của người giáo viên phổ thông, Tạp chí Tâm lí học, số 3, tháng 3 - 2017, tr.1-11.

[7] Jacques Delors, (2003), Học tập một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục.

Bài viết cùng số