MỘT SỐ BIỂU HIỆN GIAO THOA NGÔN NGỮ TRONG DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC TÀY

MỘT SỐ BIỂU HIỆN GIAO THOA NGÔN NGỮ TRONG DÙNG TỪ TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC TÀY

TRẦN THỊ KIM HOA trankimhoa25@gmail.com Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt: 
Đối với đại đa số học sinh tiểu học, tiếng Việt được học với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ). Với học sinh dân tộc nói chung, học sinh dân tộc Tày nói riêng, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Ở lĩnh vực ngôn ngữ, chúng ta còn thấy, mỗi ngôn ngữ có một đặc trưng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp riêng. Chính vì vậy, trong nói, viết của học sinh tiểu học dân tộc Tày, chúng ta rất dễ nhận ra những biểu hiện giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng Tày. Tác giả bài viết trình bày sự giao thoa ngôn ngữ trong nói, viết tiếng Việt của học sinh tiểu học dân tộc Tày qua những hiện tượng sau: Qua việc sử dụng các danh từ chỉ người theo nghề nghiệp, sử dụng đại từ “nó”, sử dụng các động từ phương hướng và sử dụng từ chỉ không gian.
Từ khóa: 
Interference
linguistics
Vietnames
Tay language
primary pupils
Tham khảo: 

[1] Lê A - Mông Ký Slay, (1993), Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo viên.

[2] Lương Bèn, (1986), Giao thoa ngôn ngữ và việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc - Những vấn đề Ngữ văn trong nhà trường, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

[3] Lương Bèn, (1992), Tiếng mẹ đẻ trong dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc bậc tiểu học, Thông báo khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 4.

[4] Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo, (1974), Từ điển Việt - Tày - Nùng, NXB Khoa học Xã hội.

[5] Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6] Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[7] Phan Thiều - Lê Hữu Tỉnh, (2002), Dạy học từ ngữ ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[8] Nguyễn Minh Thuyết, Những nhân tố song ngữ ảnh hưởng đến năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc ít người, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 8, năm 1984.

[9] Nguyễn Như Ý - Đỗ Việt Hùng, (1997), Từ điển chính tả tiếng Việt, NXB Giáo dục.

Bài viết cùng số