Tóm tắt:
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cũng như việc hoàn thiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, bài viết tập trung phân tích thực trạng số lượng, chất lượng và năng lực các trường sư phạm; thực trạng số lượng, chất lượng và năng lực đội ngũ nhà giáo và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông hiện nay. Từ đó, những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu mới, khắc phục những tồn tại, bất cập về năng lực của các trường sư phạm, đội ngũ giảng viên sư phạm, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu: Đến năm 2020, bảo đảm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông ở từng địa phương; Đến năm 2025, đội ngũ được chuẩn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Tham khảo:
[1] UNESCO, (2011), Giáo dục và phát triển trong thế kỉ XXI.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
[3] Chính phủ Việt Nam, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
[4] David Roth - Watson Scott Swail, Certification and Teacher Preparation in the United States, Educational Policy Institute Washington, DC.
[5] UNESCO, (2013), Background and Criteria for Teacher - Policy Development in Latin America and the Caribbean.
Tạp chí: