NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH GẦN 60 NĂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH GẦN 60 NĂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

TRẦN KIỀU trankieu106@yahoo.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết tổng kết gần 60 năm phát triển chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Trong bài, tác giả phân tích và đánh giá các vấn đề về:1/Mục tiêu và chuẩn trong quá trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông; 2/ Nội dung học tập; 3/ Phương pháp dạy học; 4/ Đánh giá kết quả giáo dục và đánh giá chương trình; 5/ Tích hợp và phân hóa; 6/Tiến trình xây dựng chương trình và sách giáo khoa; 7/ Thử nghiệm chương trình, sách giáo khoa; 8/ Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. Theo tác giả bài viết, nhìn lại cả một quá trình gần 60 năm phát triển chương trình giáo dục phổ thông, có thể khẳng định rằng chúng ta đã đạt được những tiến bộ rõ rệt cả về mặt xây dựng cơ sở khoa học và tổ chức thực hiện. Đó cũng là quá trình hình thành và phát triển lí luận chương trình giáo dục ở Việt Nam, đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm quý báu. Tuy rất quan tâm đến việc tham khảo xu thế, cách làm của nước ngoài nhưng các chương trình giáo dục phổ thông từ 1950 đến nay vẫn thể hiện những đặc điểm riêng của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều hạn chế song các chương trình đó đã hoàn thành được vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng giai đoạn. Từ khóa: Chương trình; phát triển chương trình; giáo dục phổ thông.
Từ khóa: 
Curriculum
Curriculum development
general education
Tham khảo: 

[1] Đỗ Đình Hoan, Nghiên cứu phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông trong bối cảnh mới, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 7 tháng 4 năm 2006, trang 10,11,15.

[2] Đỗ Ngọc Thống, Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 68 tháng 5 năm 2011, trang 20-26.

[3] Colin J.March, (1997), Perspective key concepts for understanding curriculum, London, Falmer Press

[4] NIER, (1999), An International Comparative Study of School Curriculum, Tokyo.

Bài viết cùng số