Tóm tắt:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tự học. Suốt hành trình bôn ba ở nước ngoài từ năm 1911, qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân và thông qua những trải nghiệm thực tiễn, đặc biệt là sau khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin (giữa năm 1920), Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Cùng với vai trò hết sức quan trọng trong việc chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cho Cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, trong lĩnh vực Giáo dục, triết lí giáo dục được Người đúc kết trong những năm tháng hoạt động của mình cách đây hơn nửa thế kỉ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Với ý nghĩa đó, triết lí giáo dục ấy của Người đã được Đảng và Nhà nước ta học tập trong việc xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông mới hiện nay. Đó là triết lí học đi đôi với hành, lí luận luôn gắn với thực tiễn.
Tham khảo:
[1] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4, (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh với công tác giáo dục trong nhà trường, (2010), NXB Lao động, Hà Nội.
[3] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 10, (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 5, (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[5] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 12, (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6] Đặng Quốc Bảo (2018), Tấm gương tự học của Bác Hồ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập - tập 14, (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.
Tạp chí: