Tóm tắt:
: Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2018, Dự án Country Readiness đã công bố khung chẩn đoán Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai của quốc gia gồm hai hợp phần là: Nền tảng sản xuất và Năng lực chủ động của sản xuất. Hợp phần thứ nhất có 2 yếu tố là Phức tạp và Quy mô; Hợp phần thứ hai có 6 yếu tố là Công nghệ và đổi mới, Nguồn nhân lực, Thương mại và đầu tư toàn cầu, Khung thể chế, Môi trường nhu cầu và Nguồn lực bền vững. Để có thể đánh giá được khả năng sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi yếu tố được cụ thể hóa thành 59 chỉ số xem như có thể đại diện cho sự sẵn sàng của một quốc gia cho tương lai. Dự án phân tích các yếu tố nói trên của 100 quốc gia và các tổ chức kinh tế và phân chia thành 4 nhóm là Dẫn đầu, Tiềm năng cao, Di sản và Chớm nở. Việt Nam được xếp vào nhóm Chớm nở. Để góp phần nâng cao tính sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0 của Việt Nam, chúng tôi đề xuất đưa 12/59 chỉ số vào bộ chỉ số đánh giá sự phát triển giáo dục và đào tạo địa phương, thể hiện năng lực quản lí giáo dục cấp địa phương, năng lực thực hiện giáo dục cấp cơ sở giáo dục, kết quả đầu ra, điều kiện của địa phương và phát triển bền vững.
Tham khảo:
[1] Ministry of Education and Training, (2013), Education in Viet Nam tin the early years pf the 21st century, Viet Nam Education publish house.
[2] The World Economic Forum’s System Initiative on Shaping the Future of Production, Readiness for the Future of Production Report 2018.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chỉ số thống kê giáo dục.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Giáo dục cho mọi người 2015 của Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tạp chí: