Vận dụng cơ sở lí luận để đánh giá quản lí thực hiện chương trình tín dụng sinh viên góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam

Vận dụng cơ sở lí luận để đánh giá quản lí thực hiện chương trình tín dụng sinh viên góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam

Nguyễn Thanh Tâm thanhtam.vss@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Chương trình tín dụng cho sinh viên là một hình thức chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học đã và đang được áp dụng rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi chương trình tại mỗi quốc gia khác nhau thường theo đuổi những mục tiêu trọng tâm khác nhau. Tại Việt Nam, các chương trình tín dụng sinh viên đang hoạt động đều lấy mục tiêu xã hội làm trọng tâm, cụ thể là giúp sinh viên nghèo, khó khăn được học đại học, tăng khả năng tiếp cận và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học. Thực tế này làm nảy sinh nhu cầu cần nghiên cứu về giải pháp quản lí giáo dục nhằm giữ vững mục tiêu trọng tâm đó. Nghiên cứu này chỉ ra cơ sở lí luận cho việc quản lí các chương trình tín dụng sinh viên hướng tới góp phần đảm bảo công bằng đối với tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Bài viết soi chiếu cơ sở lí luận để đánh giá cơ bản các chương trình và việc quản lí các chương trình đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay trong việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế trong việc quản lí chương trình nhằm đạt mục tiêu đó.
Từ khóa: 
Student loan
equality
access
equality in accessing higher education
manage student loan programs
Tham khảo: 

[1] Adrian Ziderman, (2005), Increasing Accessibility to Higher Education: A Role for Student Loans?, Paper prepared for the Independent Institute for Social Policy, Moscow

[2] Thủ tướng Chính phủ, (2007), Quyết định số 157/2007/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 về Tín dụng đối với học sinh, sinh viên

[3] Đặng Thị Minh Hiền, (2013), Những đặc điểm và hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số: B2010-37- 84.

[4] Phan Văn Kha (Chủ biên), (2014), Lí luận và thực tiễn quản lí giáo dục thời kì hội nhập, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Alhassan Sadiq, (2015), The effect of the students loan scheme on access to higher education in Ghân: A case of Kwame Nkrumah University of Science and Technology, Kumasi, Luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Kwame Nkrumah.

[6] D. Bruce Johnstone, (2003), Cost Sharing in Higher Education: Tuition, Financial Assistance, and Accessibility in a Comparative Perspective, State University of New York at Buffalo.

[7] Jamil Salmi, (2003), Student Loans in an International Perspective: The World Bank Experience, The World Bank.

Bài viết cùng số