Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Hà Đức Đà haducda@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Yên yenttdt@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Cao Việt Hà caovietha.2411@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số là vấn đề căn bản để phát triển giáo dục vùng dân tộc.Vấn đề này đã được Việt Nam và các nước có điều kiện tương tự nghiên cứu thực hiện khá sớm. Do vậy, việc tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và các nước trên thể giới là nhu cầu tất yếu, nhằm lựa chọn những giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số, tạo cơ hội để trẻ em phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Bài viết khái quát lại quá trình thực hiện các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Giáo dục song ngữ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt; Dạy tiếng dân tộc như một môn học. Đồng thời, tìm hiểu kinh nghiệm các nước về phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em các tộc người thiểu số trong giáo dục như giáo dục song ngữ yếu và giáo dục song ngữ mạnh.
Từ khóa: 
Ethnic minorities
Bilingual education
language competency development
ethnic language
Vietnamese
Tham khảo: 

[1] Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009

[2] Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), Quyết định số 53/CP, ngày 22 tháng 02 năm 1980 về Chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 01- GD/ĐT ngày 03 tháng 02 năm1997 về Hướng dẫn dạy học tiếng nói chữ viết dân tộc thiểu số.

[4] Chính phủ, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010, Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

[5] Quốc hội, Hiến pháp 2013.

[6] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 về Phê duyệt đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

[7] Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, (2019), Báo cáo nghiên cứu sự phát triển của trẻ em dân tộc Mông, Jrai, Khmer học chương trình giáo dục song ngữ ở mẫu giáo 5 tuổi và tiểu học (2008-2015) chuyển tiếp lên học Trung học cơ sở chương trình quốc gia (2014-2019).

[8] Hà Đức Đà - Trần Thị Yên, (2017), Những vấn đề lí luận và thực tiễn về mô hình nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 146

[9] Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, (2008), Báo cáo chương trình thực nghiệm nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

[10] Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, (2015), Báo cáo tổng kết nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

[11] Trần Thị Yên, (2018), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số - Một số đề xuất và khuyến nghị, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 12.

Bài viết cùng số