Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng phát triển giáo dục đại học - Kinh nghiệm quốc tế

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng phát triển giáo dục đại học - Kinh nghiệm quốc tế

Ngô Thị Thanh Tùng ngotung2012@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Trần Văn Hùng hungviva2@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Thế giới ngày nay đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay gọi tắt là Cách mạng công nghiệp 4.0 với làn sóng phát triển các công nghệ nền tảng (platform technology) đột phá thể hiện ở 3 khối chính: Khối công nghệ vật lí, khối công nghệ số và công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng đang tác động sâu sắc đến mọi mặt kinh tế, xã hội và thậm chí là cách sống của con người. Nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục đại học là đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động mà bản thân nó cũng đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới dựa đã chỉ ra một số xu hướng chính phát triển giáo dục đại học bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là: 1/ Xây dựng mô hình trường đại học phù hợp điều kiện mới; 2/ Đào tạo chuyên gia các ngành công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu nhân lực thuộc lĩnh vực này; 3/ Đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo; 4/ Đổi mới phương pháp dạy học và 5/ Phát triển nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Nắm bắt các xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới trong bối cảnh công nghiệp 4.0 sẽ giúp giáo dục đại học Việt Nam phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu nhân lực, góp phần phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế-xã hội ở nước ta trong giai đoạn sắp tới.
Từ khóa: 
The Fouth Industry Revolution
industry 4.0
higher education
development trend
internet of things
Tham khảo: 

[1] Frey C.B., Osborne M.A., (2013), The Future of Employment: How susceptible are jobs to computerisation?, Working paper, Oxford Martin Programme on the Impacts of Future Technology, Oxford Martin Programme on Technology and Employment

[2] Shwab K., (2016), The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum

[3] Алексанков А.М., (2017), Четвертая промышленная революция и модернизация образования: международный опыт, Интернет-журнал Культура и безопасность

[4] Гриншкун В.В., Краснова Г.А., (2017), Новое образование для новых информацынных и технологических революций, Вестник РУДН, Серия: Информатизация образования, Vol. 14 No. 2 131-139.

[5] Евстафьев Д., (2017), Четвертая промышленная революция Популярно о главном технологическом тренде XXI века.

[6] Селянская Г., (2015), Smart-университет - ответ на вызовы новой промышленной революции, Издательство Креативнаяэкономика.

[7] Vietnamworks, (2017), Báo cáo về triển vọng nghề nghiệp và xu hướng kĩ năng tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022.

Bài viết cùng số