Bàn về thuật ngữ kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển kĩ năng nghề trong quản lí đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia

Bàn về thuật ngữ kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển kĩ năng nghề trong quản lí đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia

Nguyễn Thừa Thế Đức duc82molisa@gmail.com Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Số 37B, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đánh giá kĩ năng nghề quốc gia là vấn đề mới được đặt ra trong những năm gần đây nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và khả năng hành nghề của người lao động được đánh giá khách quan và theo các chuẩn mực thống nhất. Trước đây, chế định đánh giá kĩ năng nghề quốc gia được quy định trong Luật Dạy nghề năm 2006, đến năm 2014 điều chỉnh và quy định trong Luật Việc làm năm 2013. Đánh giá kĩ năng nghề quốc gia là phương thức kiểm tra, đánh giá để công nhận năng lực của người lao động, phương thức này chú trọng vào việc đánh giá năng lực hành nghề của người lao động ở một nghề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nguồn lực lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả hệ thống hóa quan điểm khoa học về kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển kĩ năng nghề làm cơ sở để xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời nghiên cứu thực trạng hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia, đề xuất một số khuyến nghị đối với các chủ thể của hệ thống này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trong lĩnh vực này.
Từ khóa: 
skills
Occupational skills
Occupational skills development
occupational skills assessment
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[2] Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018.

[3] Từ điển Oxford, website: https://en.oxforddictionaries. com/definition/skill

[4] Nguyễn Đức Trí, (2010), Giáo dục nghề nghiệp, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

[5] Đặng Thành Hưng, (2010), Nhận diện và đánh giá kĩ năng, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 62.

[6] The Word Bank, (2014), Phát triển kĩ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2014, tr.11.

[7] The Word Bank, (2014), Phát triển kĩ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2014, tr.12.

[8] Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, website: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=34856

[9] Cổng thông tin điện tử Chính phủ, website: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethong vanban?class_id=1&_page=1&m ode=detail&document _id=179364

[10] Thailan Skill Development Promotion Act, B.E. 2545 (A.D.2002).

[11] Worker Vocational Skills Development Act, Act No. 5474, Dec, 24, 1997, Korea

[12] Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, (2015), Tổng quan Báo cáo phát triển con người “Việc làm vì phát triển con người”.

[13] Nguyễn Chí Trường, (2019), Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia ở Việt Nam và cơ hội hợp tác phát triển hệ thống với Hàn Quốc, Báo cáo hội thảo, Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019.

[14] Nguyễn Thừa Thế Đức, Xây dựng và phát triển tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm các gói đào tạo của Úc, Tạp chí Lao động và Xã hội, website: http://laodongxahoi.net/xay-dung-va-phattrien-tieu-chuan-ky-nang-nghe-qu....

Bài viết cùng số