Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh

Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh

Lê Hiếu Hạnh hieuhanhle@gmail.com Trường Mầm non 11A 474 Lê Quang Định, phường 11, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Môi trường giáo dục tích cực luôn được quan tâm trong mọi thời đại, là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Môi trường giáo dục tích cực cần đảm bảo các thành tố an toàn, lành mạnh, thân thiện, là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; Không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; Người học, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái, được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Bài báo đề cập đến một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong trường mầm non nhằm góp phần đảm bảo cho trẻ được sống, học tập, vui chơi và phát triển toàn diện nhân cách, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội hiện nay
Từ khóa: 
Measures to build a positive educational environment
a safe
healthy and friendly educational environment
Tham khảo: 

[1] Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (2017), Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường số 80/2017/NĐ-CP

[2] Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, (2010), Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 13/2010/TT - BGDĐT ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Ban hành Điều lệ trường mầm non (ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHNBGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ban hành kèm theo Quyết định số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

[5] Hoàng Đức Minh - Nguyễn Thị Mỹ Trinh (Đồng chủ biên), (2018), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018-2019, NXB Giáo dục Việt Nam.

Bài viết cùng số