Thử nghiệm công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục và đào tạo địa phương

Thử nghiệm công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục và đào tạo địa phương

Trần Thị Hương Giang giangtth@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Dương Thị Thu Hương huongdtt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Hương * huongntt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bộ công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục đào tạo địa phương là phương tiện giúp trong việc thu thập các thông tin, dữ liệu về tình hình giáo dụ địa phương, bao gồm: khung phân tích; bộ tiêu chí, chỉ số giáo dục; phương pháp tính chỉ số phát triển giáo dục; bộ công cụ thu thập dữ liệu thực tiễn. Trong đó, EDI được ước tính trên cơ sở tổng hợp các giá trị ước tính 6 chỉ số thành phần của khung phân tích giáo dục và mỗi chỉ số thành phần lại được ước tính trên cơ sở các chỉ số giáo dục. Trọng số của các thành phần phụ thuộc vào mức độ tác động của nó tới sự hài lòng của người dân về chất lượng giáo dục mà con em họ được thụ hưởng. Với dữ liệu thử nghiệm ở năm học 2012 - 2020, Thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số EDI cao nhất (68,31), tiếp theo là Thái Nguyên (56,33) và Hưng Yên (56,09). Tuy nhiên, độ tin cậy, chính xác của các giá trị ước tính còn hạn chế bởi có địa phương không cung cấp đủ số liệu theo yêu cầu (Nghệ An).
Từ khóa: 
Evaluation instrument
instrument pilot
educational development evaluation
local education and training.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018), Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ban hành quy chế kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018), Thông tư 18/2018/ TT-BGDĐT về việc Ban hành quy chế kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018), Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

[4] OECD, (2013), Synergies for better learning: an international perspective on evaluation and assessmen, Paris: OCED Publishing.

[5] OECD, (2008), Handbook on Constructing Composite Indicators: Methodology and User Guide, Paris (France), OECD publishing, JRC47008.

[6] Nguyen Thi Lan Phuong, (April 2020), Proposal on analytical framwork and criteria, indiacators for assessment of local general education quality in Vietnam, Merit Research Journal of Education and Review, ISSN: 2350-2282, Vol. 8(4).

[7] Nguyễn Hữu Cương - Nguyễn Thị Lan Phương - Lê Mỹ Phong, (3/2020), Vận dụng khung Phân tích chất lượng giáo dục của UNESCO và bộ chỉ số đánh giá chất lượng của OECD để đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, Số 473, Kì 1.

[8] Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020”.

Bài viết cùng số