Tác động của thử nghiệm Chương trình Đàn cá đối với sự phát triển năng lực kĩ thuật số của trẻ mẫu giáo 4 tuổi, 5 tuổi tại Trường Mầm non Thực hành Hoa hồng, thành phố Hà Nội

Tác động của thử nghiệm Chương trình Đàn cá đối với sự phát triển năng lực kĩ thuật số của trẻ mẫu giáo 4 tuổi, 5 tuổi tại Trường Mầm non Thực hành Hoa hồng, thành phố Hà Nội

Nguyễn Thị Trang * trangnt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Vũ Thị Ngọc Minh minhvtn@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Thương Thương thuongntt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Thuỷ thuynt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu đánh giá tác động của việc thử nghiệm Chương trình Đàn cá (SOF) đến sự phát triển năng lực kĩ thuật số của trẻ 4 tuổi, 5 tuổi tại Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, thành phố Hà Nội. Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tính độ lớn chênh lệch giá trị trung bình chuẩn, kết quả cho thấy mặc dù chương trình thử nghiệm trong thời gian ngắn nhưng có tác động lớn đến năng lực kĩ thuật số của trẻ 5 tuổi, tác động mức độ nhỏ đối với năng lực kĩ thuật số của trẻ 4 tuổi. Quan sát hoạt động của trẻ cho thấy, trẻ hứng thú, tham gia tích cực, chủ động và có các biểu hiện kĩ năng xã hội quan trọng như chờ đến lượt, hợp tác, tôn trọng ý kiến của bạn khác, quan tâm đến khó khăn của bạn cũng như hỗ trợ bạn cùng nhóm thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị về việc tạo môi trường để trẻ làm quen và sử dụng thiết bị công nghệ phù hợp, đồng thời tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, tài liệu hỗ trợ năng lực cho giáo viên mầm non, cha mẹ tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tại trường mầm non và ở gia đình đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non quốc gia.
Từ khóa: 
impact
pilot
Assessment
School of Fish
digital literacy.
Tham khảo: 

[1] Julian Fraillon - John Ainley - Wolfram Schulz - Tim Friedman - Eveline Gebhardt, (2014), Preparing for Life in a Digital Age, The IEA International Computer and Information Literacy Study International Report, Springer Open.

[2] Salas-Pilco, S. Z, (2013), Evolution of the framework for 21st century competencies, Knowledge Management & E-Learning, 5(1), p.10–24.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[4] Lê Anh Vinh - Bùi Diệu Quỳnh - Đỗ Đức Lân - Đào Thái Lai - Tạ Ngọc Trí, (01/2021), Xây dựng khung năng lực số cho học sinh phổ thông Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số đặc biệt.

[5] Ngô Huy Tâm - Hoàng Anh Đức, (6 Jan, 2021), Báo cáo kĩ thuật: Mục tiêu phát triển bền vững NL số cho giáo dục mầm non (0~5 tuổi), OSF Preprints, Doi: 10.31219/ osf.io/ub94m

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Văn bản hợp nhất 01/ VBHN-BGDĐT2021 về việc hợp nhất các Thông tư về Chương trình Giáo dục mầm non.

[7] UNESCO Institute for Stastistics, (2018), A Global Framework of Reference on Digital Literacy Skills for Indicator 4.4.2.

Bài viết cùng số