Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong chủ đề “Khám phá từ trường Trái đất” với sự hỗ trợ của Facebook

Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong chủ đề “Khám phá từ trường Trái đất” với sự hỗ trợ của Facebook

Nguyễn Văn Kiệt nkiet32@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Huế 34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong những năm gần đây, các trang mạng xã hội đã phát triển sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Số lượng học sinh tham gia vào các trang mạng xã hội mà cụ thể là Facebook chiếm tỉ lệ rất cao và dành nhiều thời gian truy cập chủ yếu để thư giãn, còn dành cho việc học và tìm tòi tài liệu phục vụ cho việc học thường rất hạn chế. Để khuyến khích học sinh tự học và dành nhiều thời gian cho tự học là một việc làm đòi hỏi có sự đầu tư nhiều của người dạy. Với chủ đề “Khám phá từ trường Trái Đất”, giáo viên không chỉ dạy học bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin thông qua Facebook, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Từ khóa: 
self-study
self - studying ability
social network sites
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Kì, (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2] Phạm Minh Hạc (Chủ biên), L. K., (1989), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Lê Văn Hồng, (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] N.A.Rubakin, (1973), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên, Hà Nội.

[5] Hoàng Phê (Chủ biên), (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội.

[6] J. Piaget, (1998), Tâm lí học trí khôn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] Nguyễn Cảnh Toàn, (1999), Luận bàn về kinh nghiệm tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[8] Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ - Trần Thị Tú Anh, (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[9] Thái Duy Tuyên, (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 74.

Bài viết cùng số