Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

Lê Thị Hoài Thương lehoaithuong@gmail.com Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi Số 50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong trường trung học phổ thông, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm có thể chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành phẩm chất, năng lực của học sinh một cách tự nhiên.Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông, bài báo đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông: 1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 2/ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đề xuất các ý tưởng về hoạt động trải nghiệm; 4/ Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 5/ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông.
Từ khóa: 
Experience
activities
experiential activities
high school
Tham khảo: 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết số 29 - NQTW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

[2] Viện Ngôn ngữ học, (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Thông tư 32/2018/ TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

[4] Bùi Ngọc Diệp, (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113.

[5] Đinh Thị Kim Thoa, (2005), Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Hà Nội.

Bài viết cùng số