Một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói

Một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói

Ngô Thị Phương Tra trantp.bd@gmail.com Trường Đại học Quy Nhơn 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết giới thiệu một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói bằng hình ảnh, ứng dụng được trên điện thoại di động. Các công cụ được xây dựng với mục tiêu đơn giản, dễ ứng dụng, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích trí tò mò ở học sinh đầu cấp Tiểu học bằng những câu đố và trò chơi thú vị. Học sinh khó khăn về nói là những học sinh có biểu hiện suy giảm về khả năng phát âm với các dạng đặc trưng thường gặp là: Nói ngọng, nói lắp, khó nói, chậm nói, rối loạn giọng nói, không nói được... khiến các em gặp nhiều khó khăn trong học tập và giao tiếp hằng ngày. Các công cụ nhận diện khó khăn về nói được dùng để kiểm tra khả năng phát âm, kiểm tra nói lắp và kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh. Các công cụ nhận diện này sẽ giúp giáo viên xác định khá chính xác đối tượng học sinh khó khăn về nói. Từ đó, giáo viên có điều kiện lên kế hoạch hỗ trợ cho đối tượng học sinh này tốt hơn trong môi trường giáo dục hòa nhập.
Từ khóa: 
Speech
speech difficulty
tool
detection and recognitio
Tham khảo: 

[1] Vũ Thị Bích Hạnh - Đặng Thái Thu Hương, (2004), Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, NXB Y học, Hà Nội.

[2] Nguyễn Thị Kim Hiền, (2008), Xây dựng quy trình khắc phục rối loạn ngôn ngữ cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ cấp Tiểu học, đề tài của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[3] Đoàn Thiện Thuật, (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[4] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Giáo dục trẻ có tật, (1991), Nội dung, phương pháp giáo dục và sửa tật ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng, Hà Nội.

[5] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Giáo dục trẻ có tật, (1993), Nội dung phương pháp giáo dục trẻ tật ngôn ngữ, (Tài liệu huấn luyện giáo viên), Hà Nội.

Bài viết cùng số