Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn

Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn

Trần Thị Kim Dung ttkdung@moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam, chương trình phổ thông mới đã được ban hành, việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Với lớp 9, yêu cầu về năng lực đọc hiểu của học sinh cao hơn so với những lớp trước đó. Do đó, chuẩn đánh giá cũng sẽ ở mức cao hơn. Trong bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm có liên quan, tác giả chỉ ra các yêu cầu về đánh giá năng lực đọc hiểu đối với văn bản văn học và các loại văn bản khác. Các căn cứ để xác định chuẩn năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 9 và yêu cầu về đánh giá năng lực đọc hiểu, tác giả đề xuất chuẩn năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 9 và chuẩn năng lực đọc hiểu văn bản văn học và văn bản thông tin cho học sinh lớp 9. Những kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng trong nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 9 nói riêng.
Từ khóa: 
Reading comprehension standards for grade 9 students
reading comprehension competence assessment
Literature grade 9
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Sách Giáo khoa Ngữ văn 9 (Tập 2), NXB Giáo dục Việt Nam

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Sách Giáo viên Ngữ văn 9 (Tập1-2), NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] Tôn Quang Cường, (2014), Áp dụng đánh giá theo Rubric trong dạy học, Tạp chí Academia.edu

[6] Nguyễn Thị Hạnh, (2014), Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn của Chương trình Giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56, tr.88- 97.

[7] Nguyễn Thị Hồng Vân, (2015), Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114.

[8] Feiman-Nemser, Sharon and Remillard, Janine, (1996), The teacher educator’s handbook, Murray Frank AACTE

[9] Roger Pankratz, Peter R. Denner, (2014), Building Credibility into Performance Assessment and Accountability Systems for Teacher Preparation Programs, https://www.researchgate.net/publication/237531382

Bài viết cùng số