Thiết kế hệ thống bài tập môn Khoa học theo thang tư duy Bloom

Thiết kế hệ thống bài tập môn Khoa học theo thang tư duy Bloom

Vũ Thu Hằng vthang@daihocthudo.edu.vn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Dạy học phân hóa là quan điểm dạy học nhằm hướng tới các giá trị riêng của mỗi học sinh trên cơ sở những giá trị chung về năng lực và các phẩm chất khác theo mục tiêu giáo dục của cấp học. Một trong những hình thức của dạy học phân hóa là bài tập phân bậc. Việc vận dụng hệ thống bài tập phân bậc được thiết kế theo thang tư duy Bloom giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tập trung vào phần kiến thức và kĩ năng trọng tâm, nhưng ở mức độ khó khác nhau bởi những thử thách phù hợp với lực học và phong cách học của từng học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về bài tập theo định hướng phát triển năng lực và chương trình môn Khoa học ở tiểu học, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lí luận cơ bản, cốt lõi về mục tiêu, nội dung, hình thức để từ đó đưa ra quy trình thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học môn Khoa học.
Từ khóa: 
differentiated instruction
tiered assignments
Bloom’s taxonomy
science
primary education
Tham khảo: 

[1] Hoàng Phê (chủ biên), (2005), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội và Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học.

[2] Nguyễn Ngọc Quang, (1989), Lí luận dạy học đại cương, Hà Nội: Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục Trung ương 1, tập II.

[3] Thái Duy Tuyên, (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4] Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Lewis, S.G. & Batts, K., (2005), How to Implement Differentiated Instruction, Journal of Staff Development, 26, 26-31. 4

[6] Johnson, A., (2001), How to Use Thinking Skills to Differentiate Curricula for Gifted and Highly Creative Students, Gifted Child Today, 24, 58-63. 13.

[7] Heacox, D., (2002), Differentiating Instruction in the Regular Classroom: How to Reach and Teach All Learners: Grades 3-12, Minneapolis, US: Free Spirit Publishing.

[8] Kingore, B., (2006), Tiered Instruction: Begining the Process. Teaching for High Potential, 5-6, 26, 26-31. 4

[9] Bloom, B.S. & Krathwohl, D.R., (1956), Taxonomy of Educational Objectives: The Classification of Educational Goals, by a committee of college and university examiners. Handbook I: Cognitive Domain, NY, NY, US: Longmans, Green.

[10] Anderson, L.W. & Krathwohl, D.R., et al (Eds.), (2001), A Taxonomy for Learning, Teaching, and Assessing: A Revision of Bloom’s Taxonomy of Educational Objectives. Boston, MA, US: Allyn & Bacon.

[11] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 09 năm 2016 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/ TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

[12] Bùi Phương Nga - Lương Việt Thái, (2016), Sách giáo khoa môn Khoa học lớp 4, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Bài viết cùng số