Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực

Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực

Nguyễn Thị Hồng Thúy* nguyenhongthuyxuanmai@gmail.com Trường Trung học cơ sở Tân Tiến Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Vũ Bích Hiền nguyenvubichhien@gmail.com Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Khắc Bình Binhnk2@gmail.com Học viện Khoa học Xã hội 477, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Na
Tóm tắt: 
Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội nói riêng và phạm vi toàn quốc nói chung đã rất chú trọng công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp Trung học cơ sở đã đặt ra nhiều yêu cầu cho hoạt động đánh giá và quản lí hoạt động đánh giá giáo viên, đặc biệt là đánh giá giáo viên theo tiếp cận năng lực. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động đánh giá giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực, với các nội dung: thực trạng quản lí lực lượng tham gia đánh giá, thực trạng cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, thực trạng quản lí quy trình đánh giá, thực trạng quản lí quá trình đánh giá và thực trạng sử dụng kết quả đánh giá giáo viên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động đánh giá, phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Từ khóa: 
giáo viên trung học cơ sở
Đánh giá giáo viên
Khung năng lực
năng lực của giáo viên
tiếp cận năng lực.
Tham khảo: 

[1] Leonard Nadler and Garland Wiggs, (1988), Managing human resource development. USA: San Francisco: Jossey-Bass Inc.

[2] Jingde Huang, (2021), Research on Management in Teaching Evaluation, Advances in Social Science, Education and Humanities Research, 634, 222-226.

[3] Lê Đức Thuận, (2018), Quản lí phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên Toán trung học cơ sở Thành phố Hà Nội đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[4] Nguyễn Thị Thanh Loan, (2021), Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[5] Ankur Joshi, S. K., Satish Chandel and D. K. Pal, (2015), Likert Scale: Explored and Explained, British Journal of Applied Science & Technology, 7(4), 396- 403

Bài viết cùng số