Vận dụng lí thuyết ngoài ngôn ngữ vào đọc hiểu văn bản đa phương thức

Vận dụng lí thuyết ngoài ngôn ngữ vào đọc hiểu văn bản đa phương thức

Trần Văn Cảnh tranvancanh.c3mx@soctrang.edu.vn Trường Đại học Trà Vinh Số 126 Nguyễn Thiện Thành, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Hiện nay, văn bản đa phương thức đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống cũng như trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Vì thế, tác giả cho rằng, việc đề xuất biện pháp dạy học đọc hiểu kiểu loại văn bản này một cách hiệu quả là rất quan trọng và cần thiết. Do đặc thù của văn bản đa phương thức là có sự kết hợp giữa yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho nên để có thể tiếp nhận nó một cách toàn diện, hiệu quả đòi hỏi chúng ta cần phải khám phá cả yếu tố ngôn ngữ và yếu tố ngoài ngôn ngữ của văn bản. Trong bài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận và thực nghiệm. Tác giả trình bày việc kết hợp vận dụng lí thuyết ngôn ngữ (Từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn của ngữ văn bản) và lí thuyết ngoài ngôn ngữ (Yếu tố phi ngôn ngữ, bối cảnh văn hoá) vào đọc hiểu văn bản đa phương thức để đề xuất quy trình, biện pháp, hệ thống câu hỏi dạy đọc hiểu văn bản đa phương thức. Tiếp đến, tác giả vận dụng các lí thuyết đã đề xuất vào quá trình thực nghiệm dạy đọc hiểu một số văn bản đa phương thức được giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (Chương trình năm 2018), bộ sách Chân trời sáng tạo.
Từ khóa: 
multimodal text
reading comprehension
linguistic theory
extra-linguistic theory
Vietnamese language.
Tham khảo: 

[1] Frank Serafini, (2011), Expanding Perspectives for Comprehending Visual Images in Multimodal Texts, Journal of Adolescent & Adult Literacy 54 (5), International Reading Association, pp. 342-350. Doi:10.1598/JA AL.54.5.4.

[2] Maureen, Walsh (2017), Multiliteracies, multimodality, new literacies and... what do these mean for literacy education?, International Perspectives on Inclusive Education. 11, pp.19-33, https://doi.org/10.1108/S1479- 363620170000011002.

[3] Jing Liu, (November 2013), Visual Images Interpretive Strategies in Multimodal Texts, Journal of Language Teaching and Research, Vol. 4, No. 6, pp. 1259-1263, Doi:10.4304/jltr.4.6.1259-1263

[4] Lynn Ellen, Shanahan, (2006), Reading and writing multimodal texts through information and communication technologies, State University of New York at BuffaloProQuest Dissertations Publishing, 3213623.

[5] Nguyễn Thế Hưng, (01/2019), Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức ở trường trung học qua khảo sát sách giáo khoa Literature 6, Hoa Kì, Tạp chí Giáo dục, số 446, kì 2

[6] Trần Thị Ngọc, (7/2020), Một số biện pháp dạy đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 31, tr.41-45.

[7] Đỗ Ngọc Thống (tổng chủ biên) - Bùi Minh Đức (chủ biên) - Phạm Thị Thu Hiền, (2022), Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

[8] Châu Thị Kim Vàng, (2023), Dạy đọc hiểu văn bản đa phương thức cho học sinh lớp 10, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, tập 59, số chuyên đề: Giáo dục Đồng bằng Sông Cửu Long, tr.55-65, DOI:10.22144/ ctu.jvn.2023.093.

[9] Lê Huy Bắc, (2019), Kí hiệu và liên Kí hiệu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

[10] Cao Xuân Hạo, (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết, (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[12] Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, (1996); Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[13] Hoàng Dũng - Bùi Mạnh Hùng, (2007), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[14] Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán, (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội

[15] Đinh Trọng Lạc, (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16] IU.M. Lotman, (2016), Kí hiệu văn hóa, Lã Nguyên - Đỗ Hải Phong - Trần Đình Sử (dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[17] Hồ Thủy An, Vai trò của kiến thức ngoài ngôn ngữ trong dạy học kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu, https:// csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/article/TBKH-1-27- 2015-HTA.pdf

[18] Phạm Thị Thu Hương, (2021), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[19] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

[20] Bùi Minh Toán, (2023), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

Bài viết cùng số