THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

THIẾT KẾ BÀI HỌC ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

NGUYỄN THỊ HẠNH nthanh57@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài học đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực có những đặc điểm cơ bản như: có tính tích hợp, tính tích cực hóa chủ thể học sinh, có sử dụng nhiều phương tiện và thiết bị dạy học, có sử dụng nhiều công cụ đánh giá thường xuyên. Để thiết kế bài học này, cần trải qua các bước: 1/ Lựa chọn vấn đề của bài học và xác định mục tiêu bài học theo yêu cầu phát triển năng lực; 2/ Lựa chọn nội dung dạy học cốt lõi cho bài học nhằm đạt yêu cầu phát triển năng lực; 3/ Thiết kế các hoạt động học tập nhằm chuyển tải nội dung cốt lõi (ở lớp, ở nhà); 4/ Thiết kế những câu hỏi/bài tập phù hợp với yêu cầu cần đạt về năng lực ở từng mức độ, thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập; 5/ Một số điều chỉnh trong bài học sau khi học sinh hoàn thành bài học (ở lớp, ở nhà). Công việc thiết kế bài học cần được trao đổi chung trong nhóm giáo viên dạy cùng môn học hoặc dạy cùng một khối lớp
Từ khóa: 
Lesson design
competence development
goals of competence development
Tham khảo: 

[1] International Encyclopedia of Education, (1985), New York-London-sydney-Frankfurt -Toronto - Paris.

[2] Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên), (2009), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] http://www.vkmaheshwari.com.

[4] Tài liệu hội thảo Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, tháng 12 năm 2014, tr.40-41.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể, ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2017

[6] Nguyễn Thị Hạnh, (2015), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp Bộ, B2014-37-NV Phương pháp thiết kế chuẩn kết quả đầu ra của môn học đối với cấp học, lớp học của giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.

Bài viết cùng số