NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI BÌNH

NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI BÌNH

TRẦN THỊ THÁI HÀ hatran.vnes@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
NGÔ THỊ THANH TÙNG ngotung2012@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: 
Nông thôn Việt Nam là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Với khoảng 2/3 số dân ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của đất nước. Quá trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực đảm bảo về chất lượng, về trình độ và tính hợp lí trong cơ cấu ngành nghề. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, có đến 91% lao động chưa được đào tạo. Với lao động đã được đào tạo, đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, khu vực nông thôn chỉ có khoảng 40-47% so với khu vực thành thị, trong khi lao động nông thôn chiếm khoảng hơn hai lần lao động ở khu vực đô thị. Với trình độ đại học thì tỉ lệ này còn thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 15% (Báo cáo Quốc gia SABER, 2012). Đây là một thách thức rất lớn trong công cuộc xây dựng thôn thôn mới khi nhân lực cho khu vực nông thôn vừa yếu vừa thiếu. Với mục đích làm rõ nhu cầu nhân lực của nông thôn, phục vụ cho xây dựng nông thôn mới, bài viết trình bày thực trạng nhân lực của nông thôn tỉnh Thái Bình và nhu cầu đào tạo nhân lực đáp ứng với yêu cầu xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đây là kết quả nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Bình, trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu Nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới”.
Từ khóa: 
human resource training
development
new rural areas
Thai Binh province
Tham khảo: 

[1] Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, (2016), Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016.

[2] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX (2015).

[3] Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

[4] Lê Văn Hương - Trần Hoàng Sa - Nguyễn Thị Hải Yến, (2013), Ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp phát triển, Tuyển tập Hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ 7, Hà Nội.

[5] Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

[6] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, (2016), Tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020.

[7] Bùi Thọ Quang, Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lí luận chính trị ngày 05 tháng 6 năm 2016.

[8] Trần Thị Thái Hà, (2016), Kết quả khảo sát tại Thái Bình, Đề tài Nghiên cứu Nhu cầu đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới.

Bài viết cùng số