Tác động của yếu tố quản lí đến kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bình Dương

Tác động của yếu tố quản lí đến kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bình Dương

Dư Thống Nhất nhatdt@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một hình thức sinh hoạt chuyên môn hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định mức độ tác động của yếu tố quản lí đến kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của giáo viên ở các trường tiểu học dựa trên việc khảo sát 493 cán bộ quản lí và giáo viên ở các trường tiểu học tại tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, có sự tương quan tuyến tính ở mức khá cao giữa năm yếu tố lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Hai chức năng quản lí tác động đến kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của giáo viên theo thứ tự từ cao đến thấp là chỉ đạo thực hiện kế hoạch và lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Từ khóa: 
Sinh hoạt chuyên môn
nghiên cứu bài học
trường tiểu học
Bình Dương
tác động
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (16/4/2020), Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Hà Nội.

[2] Nguyễn Thị Hải Vân, (2016), Quản lí hoạt động chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại các trường Tiểu học huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, https://repository.vnu.edu.vn/ handle/VNU_123/74161.

[3] Vũ Thị Quyên, (2023), Quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cửu bài học ở các trường tiểu học thành phố Thủ Đửc, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Vol2, Issue 29, tr.146-148.

[4] Vũ Thị Thu Giang, (2022), Quản lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sỹ Thư, (2015), Quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (chủ biên) - Lê Thị Mai Phương, (2015), Giáo trình Khoa học quản lí giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

[7] Clement, M., & Vandenberghe, R, (2001), How school leaders can promote teachers’ professional development, An account from the field, School Leadership & Management, 21(1), 43-57.

[8] Ingvarson, L., Meiers, M., & Beavis, A, (2005), Factors affecting the impact of professional development programs on teachers’ knowledge, practice, student outcomes & efficacy.

[9] Nguyễn Hồng Quang, (2021), Quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Doctoral dissertation, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

[10] Vermunt, J. D., Vrikki, M., Dudley, P., & Warwick, P, (2023), Relations between teacher learning patterns, personal and contextual factors, and learning outcomes in the context of Lesson Study, Teaching and Teacher Education, 133, 104295.

[11] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E, (2010), Multivariate Data Analysis, Prentice - Hall International, Inc.

[12] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS: Tập 1, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

[13] Hinkle, D. E., Wiersma, W., & Jurs, S. G, (2003), Applied Statistics for the Behavioral Sciences, Boston, MA: Houghton Mifflin Company

Tạp chí: 

Bài viết cùng số