Giải pháp quản lí kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Giải pháp quản lí kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Nguyễn Quang Tuấn nguyenquangtuan@moet.gov.vn Bộ Giáo dục và Đào tạo Số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục là quốc sách trong các chiến lược phát triển của nước ta. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt nhằm thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà. Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII khóa XI đã bàn sâu về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Để làm được điều này, chúng ta rất cần một triết lí giáo dục có tính định hướng cho sự phát triển giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc xác định một triết lí giáo dục phù hợp với bối cảnh mới của đất nước cũng như thế giới. Nếu không có những biện pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục Việt Nam sẽ khó theo kịp được sự phát triển cũng như khó đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, kiểm định chất lượng giáo dục được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách liên tục cải thiện, đổi mới, tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ khóa: 
: Bảo đảm chất lượng giáo dục
kiểm định chất lượng giáo dục
kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.
Tham khảo: 

[1] Đỗ Thị Thúy Hằng, (2014), Đảm bảo và Kiểm định chất lượng giáo dục, NXB Khoa học và Kĩ thuật

[2] Nguyễn Mạnh Cường, (2009), Phát triển nhà trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả.

[3] Đặng Thị Thùy Linh, (2014), Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

[4] Mai Văn Trung, (2018), Kiểm định chất lượng giáo dục và yêu cầu đối với các cơ sở giáo dục, Cổng thông tin điện từ Trường Đại học Vinh.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2023), Báo cáo Hội nghị tổng kết công tác quản lí chất lượng năm học khối các Sở Giáo dục và Đào tạo.

[6] Nguyễn Minh Đường, (2012), Quản lí chất lượng cơ sở giáo dục, bài giảng cho lớp nghiên cứu sinh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7] Bùi Minh Hiển và cộng sự, (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[8] Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền, (2015), Quản lí và Lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[9] Nguyễn Tiến Hùng, (2014), Quản lí chất lượng trong giáo dục (Giáo trình sau đại học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Hồ Xuân Hồng, (2018), Quản lí chất lượng ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học phổ thông các tỉnh Tây Nguyên theo tiếp cận CIPO, Luận án Tiến sĩ, Học viện Quản lí giáo dục, Hà Nội.

[11] Trần Kiểm, (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[12] Luật Giáo dục số 43/2019/QH14.

[13] Nguyễn Lộc, (2010), Lí luận về quản lí, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[14] Nguyễn An Ninh, (2006), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông và triển khai đánh giá thí điểm tại một số tỉnh, thành phố.

[15] Phạm Văn Thuần - Nguyễn Đặng An Long, (2021), Cẩm nang kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

[16] Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[17] Trần Khánh Đức, (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội

Tạp chí: 

Bài viết cùng số