Dạy học khái niệm Đạo hàm ở lớp 11 với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay

Dạy học khái niệm Đạo hàm ở lớp 11 với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay

Nguyễn Thị Nga ngant@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phan Thành Tín* thanhtin1910@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chương Ngô Toàn Phúc toanphuccn@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018 đã thay đổi chuyển từ tiếp cận chủ yếu từ nội dung kiến thức sang tiếp cận phẩm chất, năng lực. Để đáp ứng được sự thay đổi trên, giáo viên phải tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo môi trường để học sinh hoạt động nhằm hướng đến hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Máy tính cầm tay là một phương tiện dạy học hữu hiệu, vừa hỗ trợ việc học tập Toán của học sinh, vừa có thể hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập hiệu quả. Trong bài viết này, sau khi trình bày về vai trò và lợi ích của máy tính cầm tay trong dạy học Toán, nhóm tác giả đề xuất các hoạt động học tập môn Toán lớp 11 về khái niệm “Đạo hàm” với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay nhằm phát huy sự chủ động, tích cực của học sinh trong khám phá kiến thức. Thông qua các hoạt động với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay, học sinh có thể khám phá hình thành kiến thức về khái niệm Đạo hàm và ý nghĩa vật lí của Đạo hàm.
Từ khóa: 
máy tính cầm tay
hoạt động học tập
dạy học toán
đạo hàm
học sinh
Tham khảo: 

[1] Kemp, M., Kissane, B. & Bradley, J., (1995), Assessment and the graphics calculator. 5th Biennial Conference of the Australian Association of Mathematics Teachers (Darwin, N.T., 07/1995) (trang 235-241). Perth: Australian Association of Mathematics Teachers.

[2] Bardini, C., Drijvers, P., & Weigand, H, (2010), Handheld technology in the mathematics classroom - Theory and practice, ZDM- The International Journal on Mathematics Education

[3] Lê Thái Bảo Thiên Trung, (2011), Vấn đề ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Toán và các lợi ích của máy tính cầm tay, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông, Chương trình môn Toán, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, Hà Nội.

[5] Nguyễn Văn Hưng, (2022), Xây dựng và sử dụng một số tình huống khám phá trong dạy học Toán trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy tính cầm tay, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

[6] Hoàng Lê Minh, (2013), Hợp tác trong dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[7] Phạm Thị Hồng Hạnh - Phạm Thế Quân, (2021), Thiết kế hoạt động học tập trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông gắn với định hướng nghề, Tạp chí Giáo dục, số 502, tr. 27-31.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Công văn 5512/ BGDDT-GDTrH/2020 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, Hà Nội.

[9] Kolb, D. A. (1984), Experiential learning: Experience as the sourse of learning and development, New Jersey: Prentice-Hall.

Tạp chí: 

Bài viết cùng số